Có rất nhiều nhà quản trị doanh nghiệp luôn thắc mắc về tầm ảnh hưởng của vòng đời sản phẩm đối với doanh nghiệp và những chiến lược trong kinh doanh. Với những doanh nghiệp lớn, việc quản lý tốt vòng đời của sản phẩm chính là một con đường dẫn tới thành công. Bài viết sau đây của Johnson’s Blog sẽ cung cấp cho các nhà quản trị nhiều thêm những thông tin về vấn đề này.
Vòng đời của sản phẩm là gì ?
Trong marketing, vòng đời sản phẩm tức là quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ lúc lên ý tưởng cho sản phẩm cho đến khi sản phẩm đó bị đào thải khỏi thị trường.
Doanh nghiệp quản lý sẽ có thể quản lý được sản phẩm đó dựa trên vòng đời của sản phẩm. Một sản phẩm sẽ không nhất thiết phải có các giai đoạn đầy đủ, mà vòng đời có thể được kéo dài để tiếp tục phát triển trong dài hạn như là sữa, đồ tiêu dùng,…
>>>Xem thêm: Khái niệm, mục tiêu và phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Vòng đời sản phẩm có bao nhiêu giai đoạn ?
Những người làm marketing trong doanh nghiệp nếu có thể nắm chắc và bám sát vào vòng đời của sản phẩm thì nó sẽ có thể xây dựng được những chiến lược phát triển rất là tốt. Giai đoạn vòng đời sản phẩm thường sẽ bao gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm là giai đoạn đầu tiên khi sản phẩm bắt đầu được xuất hiện trên thị trường. Giai đoạn này sẽ được thực hiện sau một quá trình dài nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm của một doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cần phải bỏ nhiều chi phí hơn cho việc marketing, quảng cáo sản phẩm và quảng bá thương hiệu.
Đặc điểm của giai đoạn giới thiệu:
- Doanh nghiệp mới sẽ có rất ít khách hàng và số lượng sản phẩm bán ra còn thấp, dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ thu lãi thấp hoặc bị lỗ.
- Vì là sản phẩm mới nên sẽ ít hoặc là không có sản phẩm cạnh tranh.
>>>Xem thêm: Top các công cụ quản lý sản xuất hiệu quả hiện nay
Giai đoạn tăng trưởng sản phẩm
Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường thì bằng việc có các chiến lược marketing để mở rộng thương hiệu, sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến hơn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sản phẩm đã bước sang giai đoạn phát triển.
Trong giai đoạn này thì khách hàng sẽ biết tới sản phẩm và doanh nghiệp đó nhiều hơn. Doanh thu cũng sẽ dần trở nên ổn định hơn và những chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra cũng sẽ được giảm dần.
Đặc điểm của giai đoạn tăng trưởng:
- Doanh nghiệp có số lượng bán sản phẩm tăng nhanh.
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng bắt đầu tăng lên.
- Doanh nghiệp bắt đầu có lãi, thậm chí là lãi cao.
>>>Xem thêm: Vì sao nên học quản lý sản xuất?
Giai đoạn trưởng thành sản phẩm
Trong giai đoạn trưởng thành, có nghĩa là sản phẩm đã tạo ra được chỗ đứng trên thị trường và trong lòng khách hàng. Theo đánh giá vòng đời sản phẩm thì đây là một giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm vì mức chi phí sẽ được giảm xuống thấp nhất trong khi giá bán ra thì vẫn sẽ được ổn định. Số lượng khách hàng tuy không nhiều như trước nhưng lại ổn định và có tính lâu dài hơn.
Đặc điểm của giai đoạn trưởng thành:
- Thị trường cạnh tranh trở nên rất mạnh mẽ.
- Xuất hiện những sản phẩm có tính tương tự cạnh tranh.
- Sản lượng sản phẩm được bán ra không tăng trưởng mà chỉ giữ ở mức ổn định.
- Tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống và nhận về mức lãi thấp hơn.
>>Xem thêm: Cách quản lý dây chuyền sản xuất
Giai đoạn suy thoái sản phẩm
Đây chính là giai đoạn cuối cùng, cũng chính là giai đoạn sẽ quyết định xem vòng đời của sản phẩm sẽ được tiếp tục kéo dài hay phải kết thúc. Ở trong giai đoạn này thì số đối thủ cạnh tranh sẽ được đẩy lên đến mức cao nhất, buộc cho doanh nghiệp cần phải bỏ ra nhiều chi phí đầu tư hơn.
Giá thành của sản phẩm trên thị trường cũng sẽ được giảm xuống để có thể kích thích nhu cầu của người mua. Doanh thu từ sản phẩm đang trong giai đoạn này cũng sẽ giảm xuống rõ rệt.
Nếu như doanh nghiệp không có các chiến lược nghiên cứu và phát triển phù hợp thì vòng đời sản phẩm có thể sẽ kết thúc tại đây. Và ngược lại thì sản phẩm sẽ lại có thể phất lên nếu được xây dựng và quảng bá,…đúng cách.
Một số đặc điểm của sản phẩm trong giai đoạn suy thoái này:
- Doanh số bán hàng bắt đầu giảm do đối thủ cạnh tranh nhiều.
- Lượng khách hàng bắt đầu giảm và chỉ còn sót lại các khách hàng trung thành.
- Lợi nhuận giảm mạnh trở về mức thấp nhất trong cả vòng đời.
>>Xem thêm: Top 5 download phần mềm quản lý sản xuất
Tổng kết
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu vòng đời sản phẩm là gì và cùng bạn phân tích từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ cho bạn có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quản trị doanh nghiệp thì hãy đến với Johnson’s Blog để có thể đọc được những bài viết hay và bổ ích.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: + 84.225.730.9838
- Website: https://johnsonvu.com