Six sigma là gì

Six sigma là gì? Nguyên tắc áp dụng phương pháp six sigma đối với doanh nghiệp

4.3/5 - (10 bình chọn)

Phương pháp Six sigma là một phương pháp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh đối với những đối thủ. Trong một phương pháp cải tiến quy trình, giam sai lỗi, giảm chi phí, giúp khách hàng hài lòng về sản phẩm mà công ty cung cấp. Vậy phương pháp Six sigma là gì? Hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu về thông tin này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Six Sigma là gì?
Six Sigma là gì?

Six Sigma là gì?

Six sigma chính là một phương pháp giúp cải tiến quy trình quản lý chất lượng và kinh doanh trên thống kê với mục đích là tìm ra những lỗi và sai sót. 

Sau đó xác định nguyên nhân gốc của lỗi đó, giúp giảm thiểu tỷ lệ sai sót và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình Six sigma. 

Phương pháp này cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt và nhận diện được với yêu cầu của khách hàng một cách tường tận hơn để từ đó doanh nghiệp có tính định hướng khách hàng cao hơn. 

Six sigma cũng sử dụng phương pháp thống kê những lỗi phát sinh và đếm số lỗi đó trong cả một quy trình. Rồi từ đó khắc phục những lỗi đó. 6 cấp độ của Six sigma gồm:

Cấp độ SigmaLỗi trên 1 triệu sản phẩmLỗi phần trăm 
Một sigma690.00069%
Hai sigma380.00030,8%
Ba sigma66.8006,68%
Bốn Sigma6.2100,621%
Năm sigma2300,023%
Sáu sigma3,40,0003%

>>>Xem thêm: 5S là gì và những thông tin cơ bản về 5S mà bạn nên biết

Các lợi ích của phương pháp Six Sigma với doanh nghiệp

Giữ lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng

Giữ lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng
Giữ lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng

Sử dụng công cụ Six sigma để giảm tỷ lệ lỗi từ đó doanh nghiệp có thể tập trung vào việc mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm tốt hơn, tăng độ hài lòng cho khách hàng. 

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Thông qua công cụ Six sigma thì doanh nghiệp sẽ có thể loại được những sự lãng phí về công đoạn sản xuất đạt năng suất không cao hoặc công nhân kém hiệu quả kể cả thời gian, nguyên vật liệu nhờ vào tỷ lệ lỗi. 

Từ đó, những nguyên nhân có thể giảm được đáng kể tỷ lệ lỗi trong tương lai. Từ đó, lợi nhuận có thể được tăng lên và giảm bớt chi phí bán hàng của mỗi sản phẩm. 

>>>Xem thêm: Kaizen là gì? So sánh 5S và Kaizen

Giảm chi phí quản lý

Các hoạt động chi cho quản lý trong doanh nghiệp cũng được giảm bớt bởi doanh nghiệp sẽ không phải mất quá nhiều chi phí khi tỷ lệ lỗi giảm, và tình trạng đó không còn tái diễn trong tương lai. 

Lập kế hoạch chiến lược

Six sigma chính là một bước rất quan trọng trong một dự án của công ty bởi đây như một tầm nhìn chiến lược. Doanh nghiệp từ đó sẽ đưa ra được mục tiêu, sứ mệnh và tiến hành thực hiện việc phân tích SWOT và tập trung vào lĩnh vực thế mạnh và phát triển nó. 

Lập kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược

Mở rộng quy mô kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ tạo lập được quy trình chuẩn Six sigma và giảm trừ những nguồn khuyết tật từ đó khó khăn trong dự án sẽ được giảm bớt và có thể tiến tới mở rộng quy mô sản xuất. 

>>>Xem thêm: Các mô hình quản lý sản xuất được áp dụng phổ biến hiện nay tại doanh nghiệp

Cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Yếu tố con người cực kỳ quan trọng để phát triển công ty một cách lớn mạnh hơn. Từ đó, nếu môi trường cạnh tranh thì nhân viên cũng sẽ cạnh tranh theo và lập được một văn hóa cạnh tranh công bằng và tiến bộ cho doanh nghiệp. 

Nguyên tắc áp dụng phương pháp Six Sigma hiệu quả

Khách hàng là trọng tâm

Six sigma tập trung vào tìm hiểu tiếng nói khách hàng và đó chính là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Cần cải thiện được quy trình theo độ chuẩn dựa trên kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng. 

Quản trị chủ động

Six sigma tập trung vào xử lý các khiếm khuyết và tìm kiếm để chủ động và tăng độ chính xác của doanh nghiệp, từ đó khiếm khuyết sản phẩm có thể được xử lý và cải thiện. 

>>>Xem thêm: Tư vấn chiến lược kinh doanh – Chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công

Đề cao yếu tố dữ liệu và dữ kiện

Six sigma giúp dự án và doanh nghiệp đó và trả lời được 2 câu hỏi sau khi đưa ra quyết định:

Đề cao yếu tố dữ liệu và dữ kiện
Đề cao yếu tố dữ liệu và dữ kiện
  • Dữ liệu và dữ kiện nào quan trọng nhất và cần thiết nhất?
  • Six sigma sử dụng dữ liệu thông tin như thế nào để tối đa hóa lợi ích?

Cộng tác không giới hạn

Six sigma sẽ tạo ra một quy trình trơn tru và luôn tuân theo quy tắc không giới hạn giữa các chức năng, cơ quan và bộ phận trong doanh nghiệp kể cả đan chéo, chiều ngang, chiều dọc. 

>>>Xem thêm: OEE là gì? Công thức tính OEE? Ví dụ tính OEE

Hướng đến hoàn thiện những sai lầm

Six sigma tiêu chuẩn chưa phải 100% độ chính xác. Six sigma khiến doanh nghiệp không nóng vội và tạo được sự hoàn hảo tuyệt đối. Từ đó, phương án của công ty sẽ được cải tiến một cách hoàn thiện và hiệu quả hơn và tránh được thất bại.

Nhưng miễn là doanh nghiệp đó miễn được hậu quả cho giới hạn doanh nghiệp và rút ra được bài học trong quá trình về sau. 

>>>Xem thêm: Kanban là gì và những thông tin liên quan mà bạn nên biết

Lời kết

Hy vọng với một số thông tin Johnson’s Blog cung cấp về Six sigma là gì sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm này và rút ra được nhiều bài học cho dự án sắp tới. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo

  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: + 84.225.730.9838
  • Website: https://johnsonvu.com

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt