Quản lý sản xuất là hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Hoạt động này tác động trực tiếp đến lợi nhuận và doanh thu cũng như quá trình vận hành và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu các mục tiêu và phương pháp quản lý hiệu quả nhé!
Khái niệm Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất hay còn gọi là Production Management là quá trình tham gia trực tiếp và lập kế hoạch, giám sát công việc kinh doanh, sản xuất để đảm bảo rằng việc sản xuất hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu đề ra về chất lượng, chi phí và tiến độ của doanh nghiệp, công ty.
Ngoài ra, hoạt động này chính là cơ sở giúp cho doanh nghiệp tối ưu hoá nguồn lực mà mình đang có trong khu vực sản xuất như hàng tồn khi, cơ sở vật chất, nhân lực để tăng chất lượng quy trình sản xuất, đảm bảo mọi hoạt động luôn được vận hành một cách trơn tru và mang lại hiệu quả cao.
Những nhà quản trị là người trực tiếp nắm vai trò điều hành, tổ chức, giám sát các hoạt động sản xuất đang diễn ra trong nhà máy. Phân xưởng cung cấp được hàng hoá nhanh hay chậm trong thời gian thực và theo từng giai đoạn phụ thuộc rất nhiều và hoạt động quản lý doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Top các công cụ quản lý sản xuất hiệu quả hiện nay
Mục tiêu của quản trị sản xuất
Vai trò của quản trị sản xuất rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Bởi nếu thực hiện quản lý được hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ sở cạnh tranh trên thị trường, đưa hoạt động sản xuất lên một tầm cao mới. Cụ thể một số mục tiêu của hoạt động quản lý sản xuất phải kể đến như sau:
- Đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện của khẩu sản xuất, nhờ đó doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian hoàn thành đơn hàng mà vẫn đảm bảo được số lượng và chất lượng đề ra.
- Việc thiết lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng, điều phối, tổ chức hiệu quả hoạt động sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp thiết lập được một bộ máy hoạt động hiệu quả, tăng khả năng duy trì và cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
- Tăng khả năng đáp ứng được tất cả những yêu cầu mà khách hàng đề ra. Tổ chức sản xuất hiệu quả đồng nghĩa với việc khả năng dự báo, cải tiến công nghệ cũng được tăng cao.
- Đây cũng chính là cơ sở giúp cho doanh nghiệp sử dụng được tối ưu các nguồn lực sẵn có của mình để thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động và tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Vì sao nên học quản lý sản xuất?
Ý nghĩa của quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là hoạt động mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn, cụ thể:
- Giúp cho doanh nghiệp dễ dàng và thuận tiện đạt được các mục tiêu và chiến lược kinh doanh đã đề ra trước đó thông qua quy trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu, gia tăng mức độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bởi nếu đưa ra được những sản phẩm chất lượng, có hiệu quả cao trong thời gian ngắn sẽ tạo dựng được niềm tin cho khách hàng, luôn khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm nhận được.
- Xây dựng được một quy trình sản xuất hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí, đảm bảo rằng nguồn lực được tận dụng triệt để, thận trọng và tối ưu hoá, hạn chế tình trạng lãng phí và dư thừa.
- Quản lý tốt sẽ giúp cho khách hàng ngày càng tin tưởng vào doanh nghiệp, cải thiện hình ảnh và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
>>Xem thêm: Cách quản lý dây chuyền sản xuất
Phương pháp quản trị sản xuất hiệu quả
Phương pháp quản trị sản xuất chính là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của một mô hình kinh doanh tổng thể tại mỗi nhà máy, công xưởng, trong đó một số phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng bao gồm:
Tổ chức dây chuyền
Sản xuất theo hình thức dây chuyền sẽ đảm bảo tính liên tục, trong đó người ta sẽ chia nhỏ quy trình sản xuất và từng bước hoàn thành một cách hợp lý, đảm bảo thời gian. mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành một bước và được trang bị máy mắc chuyên dụng. Đây được đánh giá là hình thức có tính chuyên môn hoá cao.
Sản xuất theo nhóm
Đặc điểm của phương thức này đó chính là các quy trình công nghệ, dụng cụ, thiết bị sản xuất không chỉ bố trí cho từng cá nhân mà cho chung cả nhóm. Trong đó cả nhóm sẽ thực hiện gia công các chi tiết trong một lần điều chỉnh máy.
>>Xem thêm: Top 5 download phần mềm quản lý sản xuất
Sản xuất đơn chiếc
Là phương pháp tổ chức sản xuất theo từng chiếc hoặc từng đơn hàng nhỏ một. Với phương pháp này, người ta chỉ quy định những công việc chung sau đó sẽ tiến hành sản xuất.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin chi tiết về quản lý sản xuất mà Johnson’s Blog muốn giới thiệu đến bạn. Đừng quên cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về quản trị doanh nghiệp thông qua các bài viết tiếp theo trên trang chủ của chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: + 84.225.730.9838
- Website: https://johnsonvu.com