kiểm soát chất lượng

Quản lý chất lượng và những nguyên tắc quản lý chất lượng

Rate this post

Quản lý chất lượng không đơn thuần chỉ là mổ sẻ vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu mà còn liên quan đến cả sự tồn tại của những tổ chức trên thị trường. Mỗi một thương hiệu nổi tiếng sẽ đều có những chiến lược khác nhau để có thể phát triển và gìn giữ vị thế của mình ở trên thị trường bằng việc tăng cường, hoàn thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của chính mình. Bài viết sau đây của Johnson’s Blog sẽ chia sẻ đến cho bạn thêm những thông tin về vấn đề này. 

Quản lý chất lượng là gì ?
Quản lý chất lượng là gì ?

Khái niệm quản lý chất lượng 

Quản lý chất lượng là gì? Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động phối hợp để có thể định hướng và kiểm soát chất lượng cho một tổ chức. 

Các hoạt động này sẽ thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. 

Quản lý chất lượng hiện nay đã được áp dụng không chỉ ở trong sản xuất mà còn được ứng dụng ở trong mọi lĩnh vực và ở trong mọi loại hình tổ chức ở tất cả những quy mô. 

Chất lượng quản lý được bắt đầu từ những hoạt động mang tính định hướng và thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như là xây dựng nhiệm vụ của chiến lược, xây dựng các chính sách, xây dựng các mục tiêu, xây dựng tầm nhìn. 

>>>Xem thêm: Khái niệm, mục tiêu và phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Nguyên tắc quản lý chất lượng

Trong mỗi công việc thì đều cần phải tuân thủ những nguyên tắc, và nguyên tắc của quản lý chất lượng sẽ gồm: 

Hướng đến khách hàng

Hướng đến khách hàng
Hướng đến khách hàng

Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng của mình, và vì thế mà một doanh nghiệp sẽ cần phải tìm hiểu các nhu cầu ở mọi thời điểm của khách hàng. Để từ đó có thể đáp ứng được và nâng cao chất lượng hơn so với sự mong đợi của khách hàng. 

Chất lượng sản phẩm hàng hóa của một doanh nghiệp sẽ phải được định hướng từ khách hàng. Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất và bán những thứ mà khách hàng cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp hiện đang có. 

>>>Xem thêm: Top các công cụ quản lý sản xuất hiệu quả hiện nay

Vai trò của nhà lãnh đạo

Lãnh đạo sẽ thiết lập sự thống nhất và đồng bộ giữa những đường lối và mục đích của cả một doanh nghiệp. Lãnh đạo sẽ cần phải tạo ra và duy trì môi trường nội bộ ở trong doanh nghiệp để có thể hoàn thành việc lôi cuốn mọi người trong việc đạt thành các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. 

Sự tham gia của mọi người

Con người luôn là một nguồn nhân lực rất quan trọng của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ sẽ rất có ích cho cả doanh nghiệp. 

Quá trình quản lý chất lượng và cải tiến chất lượng sẽ cần có sự tham gia của tất cả các thành viên ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp. 

Nhân sự sẽ cần được nhìn nhận một cách đúng đắn về năng lực và trao quyền quyết định để có thể làm việc được hiệu quả hơn. 

Tiếp cận theo quy trình
Tiếp cận theo quy trình

>>>Xem thêm: Vì sao nên học quản lý sản xuất?

Tiếp cận theo quy trình

Chất lượng sản phẩm sẽ cần được quản lý với một quy trình khoa học và rõ ràng thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều này sẽ có ý nghĩa là doanh nghiệp cần được quản lý toàn diện về các quy trình trong một hoạt động kiểm soát chất lượng ngay từ khâu đầu vào, cho đến công đoạn hoàn thành sản phẩm. 

Mục đích của việc này sẽ là đảm bảo chất lượng nhất quán ở trong mỗi quy trình, đáp ứng được mục tiêu giống như là dự kiến. 

Liên tục được cải tiến

Trong bối cảnh thế giới đang không ngừng thay đổi mỗi giờ thì việc cải tiến chất lượng sẽ luôn là việc cần thiết. 

Chất lượng sẽ được định hướng bởi khách hàng, còn nhu cầu của khách hàng thì sẽ luôn thay đổi theo xu hướng của thị trường. Muốn có sự đổi mới và chất lượng được nâng cao thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện cải tiến liên tục không ngừng mỗi ngày.

>>Xem thêm: Cách quản lý dây chuyền sản xuất 

Quyết định dựa trên dữ liệu 

Mọi quyết định và hành động của một hệ thống những quản lý chất lượng muốn có được hiệu quả thì cần phải được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu và các thông tin. Doanh nghiệp sẽ có thể cần đến các ứng dụng phần mềm để phân tích dữ liệu. 

Quan hệ hợp tác có lợi cùng với nhà cung ứng

Doanh nghiệp và người cung ứng sẽ phụ thuộc lẫn nhau để phát triển, và mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau và cùng hưởng lợi ích thì sẽ nâng cao năng lực và giá trị của cả hai bên hợp tác. 

Quan hệ hợp tác có lợi cùng với nhà cung ứng
Quan hệ hợp tác có lợi cùng với nhà cung ứng

>>Xem thêm: Top 5 download phần mềm quản lý sản xuất

Lời kết

Chất lượng là một yếu tố quan trọng tạo nên ưu thế cạnh tranh của một doanh nghiệp giữa vô số các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để có thể quản lý chất lượng một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần phải áp dụng một cách thật sáng tạo các phương pháp quản lý và cải tiến chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý chất lượng hoặc muốn tìm hiểu về các phần mềm quản trị doanh nghiệp thì hãy đến với Johnson’s Blog để được tư vấn cụ thể.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt