Tính chi phí theo khối lượng công việc

Nhân viên quản lý sản xuất là ai? Mô tả các công việc chi tiết

5/5 - (2 bình chọn)

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến nhân viên quản lý sản xuất nhiều lần, nhưng không biết công việc này cụ thể như thế nào? Mức thu nhập trung bình cao hay thấp cũng là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm trước khi đi ứng tuyển vào vị trí này. Để giúp các bạn đọc có thể dễ dàng hình dung ra, Johnson’s Blog chia sẻ các thông tin hữu ích về vị trí này trong bài viết sau. 

Nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Nhân viên quản lý sản xuất là gì?

Nhân viên quản lý sản xuất là ai?

Vị trí quản lý sản xuất là một chức danh công việc, để chỉ các cá nhân sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý sản xuất. Quá trình này gắn liền với các nhiệm vụ như việc xây dựng kế hoạch, vận hành, giám sát các quy trình sản xuất hàng hóa.

Mục tiêu nhân viên quản lý sản xuất hướng đến là cam kết chất lượng sản xuất hiệu quả về chi phí, chất lượng, số lượng theo đúng yêu cầu của sản phẩm và hàng hóa.

Ở mọi doanh nghiệp, vị trí này không giống nhau, nó phụ thuộc vào từng quy mô và hệ thống sản xuất đặc thù, riêng biệt. Chính vì vậy, khi nói đến công việc vị trí này, bạn sẽ cảm nhận được tính bao quát và sự đa dạng phía bên trong.

>>>Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Mô tả công việc của nhân viên quản lý sản xuất

Mặc dù chưa có một quy chuẩn về những nhiệm vụ cho nhân viên quản lý sản xuất. Nhưng nhìn chung, khi nói đến vị trí này, sẽ bao gồm những nhiệm vụ và trách nhiệm sau:

  • Đầu tiên đó là tiếp nhận, nghiên cứu đơn hàng để trực tiếp xây dựng bản kế hoạch và triển khai quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
Mô tả công việc của nhân viên quản lý sản xuất
Mô tả công việc của nhân viên quản lý sản xuất
  • Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, tham gia cố vấn, tham mưu lên với cấp trên trong các vấn đề về cải tạo, tinh chỉnh, thay đổi, cơ cấu lại bộ máy tổ chức,… của phương pháp, mô hình, các công đoạn trong quản lý sản xuất.
  • Thứ ba, trực tiếp tổ chức vận hành từng công đoạn trong quy trình sản xuất. Luôn đảm bảo việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, đúng tiến độ yêu cầu của đơn hàng về chất lượng, số lượng cho thành phẩm cuối cùng.
  • Thứ tư, chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản trong bộ phận sản xuất.
  • Thứ năm, quan sát tổng thể, đánh giá năng lực, tính hiệu quả trong quá trình làm việc của nhân viên cấp dưới. Các vấn đề của nhân viên cấp dưới thực hiện việc tiếp nhận và xử lý, nâng cao việc xây dựng tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới.
  • Thứ sáu, báo cáo tổng hợp chi tiết nhất về hoạt động sản xuất trong bộ phận và nộp lại hay trình bày trực tiếp với giám đốc sản xuất.
  • Thứ bảy, thực hiện một số công việc khác được cấp trên phân công đột xuất,…

Mức thu nhập trung bình của nhân viên quản lý sản xuất là bao nhiêu?

Với góc nhìn khách quan, khối lượng công việc của vị trí quản lý sản xuất khá là lớn, nặng nề. Mà thường xuyên làm việc trong môi trường, không gian chủ yếu tại các phân xưởng,… Có thể nhận định, làm việc tại vị trí này chỉ phù hợp với những ai có chuyên môn cộng vối nghiệp vụ và năng lực, thái độ làm việc trách nhiệm cao.

Với thống kê của các tin tuyển dụng vị trí quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp cho thấy, yêu cầu công việc này đề cao kinh nghiệm tối thiểu là 2 năm. Ngoài đáp ứng đầy đủ chuyên môn ra, thì các kỹ năng như tổ chức, triển khai, lập kế hoạch và lãnh đạo cũng rất cần thiết.

Mức thu nhập trung bình của nhân viên quản lý sản xuất là bao nhiêu?
Mức thu nhập trung bình của nhân viên quản lý sản xuất là bao nhiêu?

Còn với mức lương nhân viên quản lý sản xuất phổ biến hiện tại nằm trong khoảng từ 12 đến 17 triệu. Cơ hội nhận được mức lương trung bình đó là 15 triệu/ tháng. 

Tại các doanh nghiệp nước ngoài, nếu bạn có vốn tiếng Anh tốt, thành thạo, thì mức thu nhập có thể nhận về từ 30 triệu đồng trở lên.

>>>Xem thêm: Top các công cụ quản lý sản xuất hiệu quả hiện nay

Yêu cầu về kỹ năng của một nhân viên quản lý sản xuất

Lập kế hoạch và tổ chức

Với các hoạt động sản xuất như đã nói ở trên, nó cần được lên kế hoạch hoàn chỉnh, mang tính khoa học, logic. Đó là nhiệm vụ của những người quản lý sản xuất, nếu không có kỹ năng này họ sẽ không thể làm được.

Kỹ năng giám sát, theo dõi

Các nhiệm vụ đa dạng của công việc yêu cầu họ cần phải trau dồi kỹ năng theo dõi và giám sát mình. Thường xuyên theo sát các quy trình sản xuất, nhìn nhận một cách tổng thể quy trình đó.

Đặc biệt, cũng cần lưu tâm đến các chi tiết sản xuất rất nhỏ. Tính chi tiết, tỉ mỉ, cầu toàn là một phẩm chất cần có ở những nhà quản lý nói chung.

Lưu ý quan trọng hơn đó là quản lý sản xuất – lĩnh vực cho ra đời sản phẩm liên quan trực tiếp đến sự sống còn của công ty, doanh nghiệp.

Kỹ năng giám sát, theo dõi
Kỹ năng giám sát, theo dõi

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng, cần có tại mọi vị trí. Với một người quản lý sản xuất, thì điều này càng phát huy được tiếng nói, truyền đạt những ý tưởng, yêu cầu của bạn cho các cá nhân làm việc xung quanh mình.

Đó không chỉ là công nhân sản xuất, giám đốc sản xuất mà còn là khách hàng của bạn và cả ban giám đốc nữa.

>>>Xem thêm: Khóa học quản lý sản xuất và những điều bạn cần biết!

Lời kết

Phía trên là bài viết ngắn gọn về vị trí nhân viên quản lý sản xuất, hy vọng với những thông tin hữu ích được Johnson’s Blog chia sẻ đó giúp bạn đã hiểu hơn về vị trí này. Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo thêm các thông tin liên quan khác để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo

  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: + 84.225.730.9838
  • Website: https://johnsonvu.com

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt