Kiểm tra và giám sát sản xuất

Mô tả công việc quản lý sản xuất đầy đủ nhất có thể bạn chưa biết

Rate this post

Chắc hẳn nhiều người còn mơ hồ về việc mô tả công việc quản lý sản xuất. Vậy hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu về quản lý sản xuất là gì, mục tiêu, phương pháp cũng như nhiệm vụ chính của quản lý sản xuất thông qua bài viết dưới đây.

việc làm quản lý sản xuất
Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất

Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất 

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công việc này thường gắn liền với hoạt động của nhà máy, xí nghiệp sản xuất hay xưởng sản xuất. 

Công việc quản lý sản xuất đóng vai trò chính và trong đó công việc trực tiếp gắn vào việc kiểm tra, chuẩn bị kế hoạch, giám sát quá trình sản xuất. Bởi lẽ phải đảm bảo để cho hàng hóa trong quá trình làm việc sẽ được đảm bảo đúng thời gian, số lượng cũng như đạt chuẩn về chất lượng đã được công ty đề ra theo kế hoạch sản xuất trước đó. 

Mục tiêu của quản lý sản xuất

  • Duy trì và thiết lập lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 
  • Thực hiện tốt việc sản xuất với mục đích cung cấp những sản phẩm đúng với yêu cầu cho khách hàng với tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu số lượng đã đề ra. 
  • Đáp ứng nhu cầu về sản phẩm và để đạt tới tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng cho khách hàng. 
  • Đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong quy trình tạo ra sản phẩm. 

>>>Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Áp dụng trong các doanh nghiệp với 3 phương pháp quản lý sản xuất hay được áp dụng nhất. 

Quản lý sản xuất (QLSX) là gì?
Phương pháp tổ chức dây chuyền

Phương pháp tổ chức dây chuyền

Phương cách quản lý dây chuyền sản xuất được chia thành từng bước và những phần công việc lớn sẽ được phân nhỏ ra để tạo thành một trình tự công việc sao cho hợp lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất quy trình. 

Bởi lẽ, mỗi bộ phận sẽ thực hiện một chức năng và công việc khác nhau nên mỗi bộ phận sẽ được trang bị và cung cấp máy móc cũng như thiết bị khác nhau để phù hợp với tính chất công việc. Nhờ có phương pháp này mà quá trình làm việc của tất cả các bộ phận sẽ được hoạt động theo một chế độ hợp lý. 

Phương pháp sản xuất theo nhóm

Phương pháp sản xuất theo nhóm được thực hiện theo quy trình sản xuất cùng công nghệ, dụng cụ và máy móc được thiết kế chung cho nhóm. Với yêu cầu nhóm này phải phù hợp với chi tiết đã chọn trước và phải phù hợp tích hợp với nhau. 

Phương pháp đơn chiếc

Phương pháp đơn chiếc được sử dụng trong công cuộc tổ chức chế biến và sản xuất những sản phẩm đơn chiếc để phục vụ với những đơn đặt hàng nhỏ. Khi doanh nghiệp hay xí nghiệp sử dụng phương pháp này thì những công việc chung sẽ cần phải thực hiện cùng đồng bộ với nhau chứ không cần phải lập trình công nghệ cho riêng lẻ từng sản phẩm một. 

>>>Xem thêm: Top các công cụ quản lý sản xuất hiệu quả hiện nay

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất kinh doanh hàng hóa
Phân tích lập kế hoạch và quản trị hoạt động, quản lý sản xuất

Phân tích lập kế hoạch và quản trị hoạt động, quản lý sản xuất

  • Lên kế hoạch phân tích đơn hàng cùng bộ phận kinh doanh của khách hàng. 
  • Trực tiếp thỏa thuận và chốt với khách hàng về thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm. 
  • Lập kế hoạch lịch trình sản xuất trên nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng. 
  • Chuẩn bị vật liệu, thiết bị cho mỗi đơn hàng để đảm bảo quy trình sản xuất được đảm bảo hoạt động liên tục. 
  • Lên kế hoạch công việc sao cho đúng tiến độ và đạt chuẩn chất lượng trong khuôn khổ tài chính. 
  • Lập kế hoạch cho đơn hàng mới và khối lượng công việc tồn đọng. 

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về khóa học kỹ năng quản lý sản xuất

Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất

  • Chỉ đạo đơn hàng và điều chỉnh đối với lúc cần thiết đối với lập kế hoạch và phân công từng công việc cho các bộ phận, đặc biệt là giám sát bởi trưởng bộ phận. 
  • Xây dựng, bổ sung và hướng dẫn sản xuất. 
  • Đối với công nhân ở các bộ phận cần có giám sát quá trình sản xuất
  • Khi sản phẩm lỗi cần kịp thời phát hiện. 
  • Hoạt động sản xuất hàng ngày cần bảo đảm an toàn. 
  • Tiến độ sản xuất hay quy trình cần được theo dõi tỉ mỉ. 

>>>Xem thêm: Vì sao nên học quản lý sản xuất?

Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất của công ty  

  • Bảo dưỡng các thiết bị máy móc trong sản xuất cũng cần được tổ chức và lên kế hoạch cụ thể. 
  • Mua thêm máy móc hay thiết bị mới cũng cần lập kế hoạch và đưa cho cấp trên phê duyệt để phù hợp với nhu cầu sản xuất. 
  • Cùng với đó là cần có kết hợp hướng dẫn sử dụng máy móc cùng với phương tiện kỹ thuật cho nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật. 
Phương pháp thường được sử dụng trong việc quản lý sản xuất kinh doanh
Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất của công ty

>>>Xem thêm: Khóa học quản lý sản xuất và những điều bạn cần biết!

Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự 

  • Sắp xếp và tổ chức cho nhân viên thuộc lĩnh vực đó một kế hoạch cụ thể để thực hiện đánh giá tay nghề. 
  • Theo yêu cầu công việc của công ty, cần phải lựa chọn những ứng viên đáp ứng tốt được yêu cầu đó. 
  • Lên kế hoạch và triển khai nhằm đánh giá, đào tạo nhân viên mới đối với năng lực của từng nhân viên hoặc đào tạo những người có tiềm năng sau này. 

>>>Xem thêm: Những thông tin cơ bản về hệ thống quản lý sản xuất mà bạn nên nắm vững

Lời kết

Trên đây là nội dung bài viết về mô tả công việc quản lý sản xuất, hy vọng với một số thông tin mà Johnson’s Blog cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức phục vụ công việc quản lý sản xuất kinh doanh của mình. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo

  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: + 84.225.730.9838
  • Website: https://johnsonvu.com

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt