Tất cả doanh nghiệp dù ở trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải có các đặc thù về cách tổ chức quản lý. Có thể mỗi doanh nghiệp sẽ có hình thức quản lý giống hoặc khác nhau, tuy nhiên chúng có điểm chung là đều phải được đề ra một cách rõ ràng. Bài viết sau đây của Johnson’s Blog sẽ chia sẻ tới các bạn những mô hình quản lý doanh nghiệp đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
Mô hình quản lý doanh nghiệp sử dụng cơ cấu trực tuyến.
Hình thức cơ cấu quản lý trực tuyến đang là một mô hình quản lý dành cho doanh nghiệp khá phổ biến trong năm nay. Trong đây các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định và thực hiện giám sát trực tiếp với cấp dưới. Đối với mô hình này thì những người cấp dưới sẽ chỉ nhận lệnh và chịu sự giám sát từ người cấp trên thực hiện lãnh đạo trực tiếp.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến sẽ có các đặc điểm nổi bật như sau:
- Mối quan hệ của tất cả thành viên ở trong bộ máy tổ chức này sẽ được liên kết theo hình thức trực tuyến. Đơn vị thừa hành sẽ chỉ tiếp nhận mệnh lệnh và làm việc từ một người chỉ đạo trực tiếp.
- Mô hình trực tuyến cũng được áp dụng cho các bộ phận có cùng mối quan hệ trực tiếp đối với mục tiêu cần thực hiện của tổ chức như bộ phận sản xuất và phân phối làm việc cùng bộ phận thiết kế sản phẩm.
Ưu điểm
- Giúp đơn giản hóa việc quản lý và đưa ra các chế độ quản lý tập trung, thống nhất được mục tiêu của doanh nghiệp. Hình thức quản lý này tạo ra một cơ cấu tổ chức thống nhất, linh hoạt hơn với môi trường kinh doanh đang có những biến đổi phức tạp như hiện nay.
- Nâng cao khả năng thực thi mệnh lệnh do có sự thống nhất trong mục tiêu bởi mệnh lệnh được đề ra từ người quản lý cấp cao nhất. Điều này giúp cho tất cả các thành viên trong tổ chức đi theo đúng một mục tiêu chung.
Nhược điểm
- Hạn chế khả năng đóng góp của các chuyên gia sở hữu trình độ nghiệp vụ trong các mặt quản lý. Ngoài ra mô hình này cũng đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có kiến thức tổng thể cũng như khả năng phán đoán chuẩn xác để có thể chỉ đạo các bộ phận nắm quyền quản lý chuyên môn
Bởi những đặc điểm trên mà mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến sẽ thường được sử dụng cho những đơn vị với quy mô nhỏ, ít phòng ban và việc quản lý thường không quá khó khăn.
>>>Xem thêm: Dịch vụ tập huấn và Chuyển giao công nghệ phần mềm ERP
Mô hình quản lý doanh nghiệp sử dụng cơ cấu theo chức năng
Mô hình quản lý quản nghiệp dựa vào cơ cấu theo chức năng là loại hình mà trong đó mỗi bộ phận có chức năng quản lý sẽ được tách riêng để đảm nhận công việc. Điểm nổi bật của mô hình quản lý này là các nhân sự có chức năng quản lý sẽ phải là người có hiểu biết về chuyên môn và đáp ứng được tốt nghiệp vụ của mình trong phạm vi quản lý.
Ưu điểm:
- Giảm tải áp lực của cơ quan đầu não, giúp dễ dàng thực hiện việc các chức năng quản lý. Việc này sẽ tạo tiền đề thu hút cũng như phát triển các chuyên gia quản lý có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ.
- Với loại hình tổ chức cơ cấu kiểu này sẽ giúp doanh nghiệp giảm sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ sẽ được phân chia rõ ở từng bộ phận. Tạo ra sự chuyên môn hoá cao theo cho từng kỹ năng nghề nghiệp.
Nhược điểm
- Người lãnh đạo sẽ khó quản lý toàn bộ tổ chức, mục tiêu của từng phòng ban sẽ không đồng nhất.
- Các bộ phận sẽ không có sự gắn kết, khó làm việc chung với nhau, đôi lúc sẽ gây bất đồng trong nội bộ doanh nghiệp
Hình thức quản lý theo mô hình cơ cấu chức năng sẽ thường được sử dụng cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều bộ phận, phòng ban, bởi chúng sẽ giúp giảm áp lực lên nhà lãnh đạo cũng như khai thác được khả năng của các cá nhân quản lý.
>>>Xem thêm: Mô hình Kinh doanh Canvas là gì?
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu kết hợp trực tuyến- chức năng
Đây là kiểu quản lý kết hợp của 2 hình thức trên, ở đây các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới sẽ như một đường thẳng. Các bộ phận quản lý riêng sẽ chỉ chịu trách nhiệm chuẩn bị các lời chỉ dẫn và tiến hành kiểm tra tiến trình hoạt động của bộ phận trực tuyến.
Ưu điểm lớn nhất phương pháp quản lý theo trực tuyến – chức năng là: Giúp thu hút những chuyên gia trong việc giải quyết nghiệp vụ chuyên môn để có thể giảm bớt gánh nặng ở các cấp lãnh đạo mà vẫn đảm bảo đi đúng mục tiêu đã đề ra.
Dù vậy cơ cấu này vẫn tồn tại nhược điểm đó là làm tăng số lượng cơ quan chức năng trong doanh nghiệp từ đó gây cồng kềnh cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Đòi hỏi các cấp lãnh đạo cần phải có khả năng phối hợp hoạt động với các bộ phận để tránh hiện tượng phối hợp không ăn khớp giữa những cơ quan chức năng.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp
Lời kết
Trên đây chỉ là 3 mô hình quản lý doanh nghiệp tiêu biểu hiện nay, thực tế thì vẫn còn những mô hình quản lý khác nữa. Việc lựa chọn mô hình nào sẽ liên quan đến đặc điểm cụ thể của từng tổ chức. Nếu các bạn đang tìm kiếm thức quản lý phù hợp với doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với Johnson’s Blog để nhận được giải pháp phù hợp nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: + 84.225.730.9838
- Website: https://johnsonvu.com