lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp

Lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp là gì và phương pháp quản trị hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp trong tiếng Anh là Administration sector, ở trong một doanh nghiệp nó sẽ được hiểu là những hoạt động quản trị được sắp xếp để quản lý một bộ phận nào đó của doanh nghiệp. Vậy chi tiết về lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp là gì? Làm sao để quản trị có hiệu quả, hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu ở dưới bài viết ngay sau đây.

Chi tiết về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp

Chi tiết về lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp
Chi tiết về lĩnh vực quản trị- quản trị doanh nghiệp

Lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp hiểu đơn giản là những hoạt động quản trị mà một người sẽ được sắp xếp cho một bộ phận phù hợp của doanh nghiệp. Tại bộ phận này sẽ có một hoặc một vài chỉ huy và có liên quan tới việc đưa ra các quyết định quản trị.

Đặc trưng về hình thức, số lượng của tổ chức quản trị sẽ phụ thuộc vào quy mô của từng đơn vị, thêm vào đó là ngành nghề kinh doanh cùng một vài yếu tố khác.

Lĩnh vực quản trị doanh nghiệp thường được xem xét và đánh giá bởi khả năng quản lý thực tiễn. Chúng là những hoạt động quản trị được đưa ra để thiết lập cho những bộ phận cần tính chất tổ chức như các phòng, ban ngoài ra cũng sẽ được phân quyền trong các hoạt động ra quyết định cho việc quản trị.

Lĩnh vực của quản trị sẽ được ấn định bởi nhiều các yếu tố như: yếu tố xã hội, cơ chế kinh tế của doanh nghiệp, truyền thống quản trị, hay quy mô cũng như đặc điểm kỹ thuật của từng loại doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Khám phá Mô hình 5m trong xác định nguồn lực của doanh nghiệp

Mối liên kết của lĩnh vực quản trị với chức năng quản trị

Mối liên kết của lĩnh vực quản trị với chức năng quản trị
Mối liên kết của lĩnh vực quản trị với chức năng quản trị

Nếu như những chức năng của quản trị doanh nghiệp là hoạt động của một quá trình quản lý, thì với những lĩnh vực quản trị lại là cách tổ chức nhằm thực hiện những công việc kinh doanh cụ thể, nó gắn liền với hành trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Mặt khác, mọi chức năng của quản trị sẽ được xác định bởi những tính chất nguyên lý, trong khi đó lĩnh vực quản trị sẽ gắn chặt theo những điều kiện vận hành hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Phân chia những lĩnh vực của quản trị trong một doanh nghiệp:

– Lĩnh vực tài chính và kế toán

– Lĩnh vực vật tư

– Lĩnh vực marketing

– Lĩnh vực sản xuất

– Lĩnh vực nhân sự

– Lĩnh vực hành chính pháp chế

– Lĩnh vực tổ chức và thông tin

>>>Xem thêm: Chiến lược 4P trong marketing và hướng dẫn thực tế năm 2022

Mục đích việc phân chia lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp là gì?

Mục đích việc phân chia lĩnh vực quản trị của doanh nghiệp là gì?
Mục đích việc phân chia lĩnh vực quản trị của doanh nghiệp là gì?

Đầu tiên thì nó sẽ giúp chỉ ra tất cả những lĩnh vực mà doanh nghiệp cần phải tổ chức để thực thi việc quản trị, đây cũng là một căn cứ cơ bản quan trọng cho việc thiết lập một bộ máy vận hành hoàn chỉnh cho việc quản trị doanh nghiệp.

Phân loại rõ ràng những lĩnh vực quản trị sẽ giúp quá trình vận hành phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là căn cứ trong việc bố trí tuyển dụng và sử dụng những nhà quản trị hiệu quả.

Phân loại rõ lĩnh vực của quản trị cũng là một cơ sở trong việc phân tích, đánh giá khả năng vận hành của tổng thể bộ máy quản trị, chế độ trách nhiệm cá nhân cũng sẽ được thực hiện  đồng thời tạo điều kiện để quản lý hoạt động quản trị với phạm vi trên toàn doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu Bản đồ thấu cảm là gì? Cách tạo và sử dụng bản đồ thấu cảm hiệu quả

Phương pháp 4Ps trong quản trị doanh nghiệp giúp đạt hiệu quả cao 

Phương pháp quản trị doanh nghiệp 4Ps từ lâu đã được áp dụng cho các công việc quản trị, chúng bao gồm 4 yếu tố là: 1- People (con người), 2- Purpose (Mục đích), 3- Process (Quy trình), cuối cùng là 4- Performance (hiệu suất). 

1. People – con người

Con người hay nhân sự đóng vai trò là yếu tố trung tâm tại bất kỳ tổ chức nào. Trong lĩnh vực quản trị của doanh nghiệp, con người càng là thứ cốt yếu và cần được quan tâm nhiều nhất. 

Máy móc thì không cần quản trị, nhưng con người lại khác – dù có đứng ở bất kỳ vị trí, cấp bậc nào, nhân viên hay lãnh đạo, khách hàng hay đối tác, hay kể cả các nhà sáng lập với các thực tập sinh, tất cả mọi nhân sự đều sẽ phải được đặt dưới hệ thống quản trị chung của doanh nghiệp để có thể đạt được hiệu quả.

Để có thể đưa ra một quyết định trong việc quản trị doanh nghiệp, các bạn cần phải coi yếu tố con người như một cái đích để có thể nhận biết chính xác mục tiêu cần hướng đến, cách thức hoạt động và những bước cần thực hiện, sau đó cũng cần phải lấy tiêu chuẩn là con người để đưa ra các đánh giá chính xác cho công tác quản trị. 

>>>Xem thêm: Kỹ năng quản trị doanh nghiệp không thể thiếu với người chủ doanh nghiệp

2. Purpose – Mục đích

Mọi kế hoạch với bất kỳ một hành động nào cũng đều phải có một mục tiêu rõ ràng cần  hướng tới. Trong công cuộc quản trị của doanh nghiệp, hoạt động xác định đúng mục tiêu hoạt động là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Có như vậy thì kế hoạch của các bạn mới được thống nhất và việc quản trị cũng sẽ có được định hướng thực hiện rõ ràng.

3. Process – Quy trình

Sau khi các bạn đã xác định rõ ràng mục đích thì hãy triển khai các hoạt động quản trị thông qua một quy trình cụ thể nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Quản trị doanh nghiệp cũng không chỉ đơn giản là đưa ra một quy trình mà cũng cần phải theo dõi và giám sát cẩn thận quy trình này. Có thể thực hiện việc điều chỉnh quy trình hay cải cách sửa đổi khi phát hiện  các vấn đề hoặc sai số.

>>>Xem thêm : Tìm hiểu Quản trị Doanh nghiệp Marketing Sale là gì ?

4. Performance – Hiệu suất 

Hiệu suất sẽ là thứ trực quan nhất để đánh giá được quá trình thực hiện quản trị của doanh nghiệp xem liệu nó có đạt được hiệu quả không. Thế nên công việc phân tích và đánh giá hiệu suất quản trị là một hoạt động rất quan trọng trong lĩnh vực này. 

>>>Xem thêm: Tìm hiểu Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp

Lời kết

Trên đây là một vài chia sẻ về lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp và các phương pháp để việc quản trị trở nên có hiệu quả hơn. Rất mong qua bài viết của Johnson’s Blog sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về công việc quản trị trong các doanh nghiệp hiện nay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo

  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: + 84.225.730.9838
  • Website: https://johnsonvu.com

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt