giá trị cốt lõi là gì

Giá trị cốt lõi là gì? 5 bước xác định giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

4.8/5 - (10 bình chọn)

Giá trị cốt lõi là gì? Với bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đều cần định vị giá trị của mình, việc tạo dựng giá trị chính yếu là điều vô cùng quan trọng giúp cá nhân hay tổ chức có uy tín, tiếng nói trong xã hội. Trong kinh doanh thì đây cũng chính là yếu tố then chốt quyết định tới giá thành và định vị sản phẩm trên thương trường. Vậy giá trị cốt lõi là gì? Hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu trong bài viết sau.

Khái niệm giá trị cốt lõi là gì?
Khái niệm giá trị cốt lõi là gì?

Khái niệm giá trị cốt lõi là gì?

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, chúng ta thường nghe thấy những cụm từ như giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, văn hóa doanh nghiệp,… gắn liền với mọi bước đi và mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Để có thể nhìn nhận và xác định một cách đúng đắn, bạn đọc trước hết phải nắm được khái niệm cơ bản của những hạng mục này. 

Giá trị cốt lõi là hệ thống các quy tắc hướng dẫn thiết yếu và lâu dài ảnh hưởng đến các quyết định và hành động của tổ chức. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi sứ mệnh và kế hoạch của công ty thay đổi, các giá trị cốt lõi vẫn được giữ nguyên. Đây cũng là hệ thống niềm tin ảnh hưởng đến cách mọi người cư xử với người khác hoặc giữa nhóm này với nhóm khác. Giá trị cốt được coi là “linh hồn” và là “gốc rễ” trong tổ chức, giúp hình thành tâm lý sẻ chia và tạo ra văn hóa. 

Không chỉ có vậy, giá trị cốt lõi là tất cả mọi thứ trong kinh doanh không thể đo lường bằng giá trị vật chất và là cơ sở giúp đơn vị xây dựng các quy tắc chung của mình. 

>>>Xem thêm: Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong kinh doanh

Các thành phần xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Mỗi công ty sẽ có định hướng phát triển riêng và xác lập những giá trị cốt lõi cụ thể gắn liền với thương hiệu cho đơn vị. Giá trị cốt lõi của sản phẩm cũng là một yếu tố mà các công ty cần quan tâm. Quan trọng là nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh khác.  

Các thành phần xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Các thành phần xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Để cấu thành một giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp, tổ chức cần xác định một số yếu tố sau đây:

  • Trách nhiệm: Đối với hành động, quyết định, chính sách. Nó được áp dụng cho mỗi cá nhân cũng như toàn tập thể nói chung.
  • Cân bằng: Hướng đến môi trường làm việc lý tưởng, nơi duy trì được công việc và sức khỏe nhân viên.
  • Cam kết: Liên quan tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Cộng đồng: Tích cực đóng góp cho xã hội, thể hiện trách nhiệm và đạo đức.
  • Trao quyền: Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các thành viên.
  • Đổi mới: Nỗ lực theo đuổi những điều cải tiến, có khả năng thay đổi thế giới.

Bên cạnh việc tự xác định cho mình một cách định vị riêng biệt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo từ các thương hiệu nổi tiếng như giá trị cốt lõi của apple là gì, giá trị mà microsoft mang lại ra sao… Đây sẽ là bài học đáng giá dành cho tổ chức ở những bước đầu tiên. 

>>>Xem thêm: KPI là gì? Làm sao để xây dựng KPI hiệu quả 

5 bước xác định giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp

Xác định nhân sự phụ trách

Điều cực kỳ quan trọng là xác định người hoặc nhóm chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì các giá trị cốt lõi. Điều này đem đến sự thống nhất về cách bạn phải chịu trách nhiệm và đảm bảo các giá trị cốt lõi được duy trì trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Các yếu tố của giá trị cốt lõi của một tổ chức được liên kết từ các hoạt động hàng ngày cho đến chính sách bán hàng và kế hoạch phát triển của công ty. 

>>>Xem thêm: TOP 8 phần mềm OKR quản trị mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp

Tìm hiểu Nội tại doanh nghiệp

Tìm hiểu Nội tại doanh nghiệp
Tìm hiểu Nội tại doanh nghiệp

Cơ sở hình thành giá trị cốt lõi được dựa trên nguồn lực sẵn có của công ty, vì vậy việc xác định các yếu tố mà công ty hiện có là điều tối quan trọng. Doanh nghiệp có thể tham khảo mô hình 5m với các thành phần: Material – Machine – Man – Method – Measurement. 

>>>Xem thêm: Tháp nhu cầu maslow là gì? Phân tích 5 cấp độ của tháp nhu cầu maslow?

Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng công ty, mỗi yếu tố mà họ cho là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ là khác nhau. Do đó, việc xây dựng các giá trị cốt lõi không thể bị bất kỳ công ty nào khác “bắt chước”. 

Một vài câu hỏi quan trọng cần được trả lời trong công đoạn này:

  • Điều gì thúc đẩy doanh nghiệp trên thị trường?
  • Chúng tôi muốn công ty của chúng tôi được biết đến vì điều gì?
  • Điểm khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh?
  • Điều gì khiến người lao động tham gia vào tổ chức?

>>>Xem thêm: Vai trò của tầm nhìn và sứ mệnh đối với doanh nghiệp hiện nay

Loại bỏ các giá trị không phù hợp

Để chắt lọc danh sách các giá trị quan trọng của doanh nghiệp, quản trị viên phải thực hiện quy trình “giữ lại, loại bỏ và kết hợp” để chọn từ 10 đến 15 đặc điểm tùy chọn thực sự quan trọng đối với tổ chức. 

>>>Xem thêm: Tư vấn chiến lược kinh doanh – Chìa khóa thành công

Kiểm tra và đưa ra quyết định cuối cùng

Kiểm tra và đưa ra quyết định cuối cùng
Kiểm tra và đưa ra quyết định cuối cùng

Để tạo ra bộ giá trị cốt lõi hoàn chỉnh của công ty, người quản lý phải thực hiện đến giai đoạn cuối cùng bằng cách xem xét danh sách 10 – 15 tùy chọn ở trên để chọn 5 – 10 giá trị quan trọng nhất cho công ty của bạn. Thông thường, một công ty có 3 – 7 giá trị cốt lõi được liên kết và đại diện cho tổ. 

>>>Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Những chiến lược kinh doanh hiệu quả 

Lời kết

Trên đây là bài viết về giá trị cốt lõiJohnson’s Blog mang đến cho độc giả. Để tiếp tục theo dõi những bài viết về quản trị bổ ích trong thời gian tới, hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo

  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: + 84.225.730.9838
  • Website: https://johnsonvu.com

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt