Đóng vai trò như một cây chỉ nam, chiến lược giúp doanh nghiệp nhìn thấy được phương hướng phát triển cho mình. Có vai trò quan trọng như vậy nhưng với nhiều người thì khái niệm này còn khá mơ hồ. Trong bài viết này, Johnson’s Blog sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn về chiến lược là gì cũng như các bí quyết trong hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
Định nghĩa về chiến lược
Chúng ta có thể hiểu chiến lược là tập hợp tất cả quyết định về các mục tiêu cho dài hạn cũng như các biện pháp, cách thức và con được để doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đó. Tuy nhiên, bạn cần tỉnh táo rằng chiến lược không giống với chiến thuật.
Một chiến lược thì phải bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để tiến hành chúng. Các mục tiêu mang tính chiến lược góp phần định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian nhất định.
Nhà quản trị lựa chọn mục tiêu chiến lược nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp. Ví dụ một doanh nghiệp chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược thì các hoạt động của họ sẽ tập trung vào phục vụ nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao với các sản phẩm có chất lượng tốt hoặc hiệu suất chi phí vượt trội.
Hay nếu doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu tăng trưởng thì có thể dẫn dắt doanh nghiệp phải đa dạng hoá các dòng sản phẩm để thu hút được nhiều khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chiến lược kéo đẩy trong chuỗi cung ứng Logistic
Việc xây dựng chiến lược có mục đích gì?
Như đã chia sẻ hoạch định chiến lược đóng vai trò như một cây chỉ nam cho bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp.
Đối với những kế hoạch đã đề ra, toàn thể công ty sẽ cùng chung sức đi theo một định hướng chung để đem đến lợi ích tốt nhất cho các cá nhân trong tổ chức và các bên liên quan. Một kế hoạch chiến lược hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích mà chúng ta có thể kể đến như:
- Tìm ra con đường phát triển cho doanh nghiệp.
- Nâng cao sự tập trung, nỗ lực.
- Tăng thêm nhận thức về doanh nghiệp.
- Công khai định hướng rõ ràng, cụ thể cho nhân viên.
Những bí quyết làm nên thành công trong công tác hoạch định chiến lược
Việc đánh giá hiện trạng về thị trường, doanh nghiệp để từ đó vạch ra hướng đi phát huy tối đa nguồn lực, tận dụng tốt cơ hội có sẵn cũng như tránh các rủi ro có thể xảy ra là điều không hề dễ. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố quyết định thành công của việc hoạch định chiến lược. Dưới đây là một số bí quyết mà bạn không nên bỏ qua:
Xác định mục đích rõ ràng, cụ thể
Hiểu được doanh nghiệp cần gì, hứa hẹn những gì là điều quan trọng khi tiến hành xác định vị trí thương hiệu của họ, biết lý do tại sao bạn thức dậy và đi làm mỗi ngày mang nhiều trọng trách hơn.
Hay dễ hiểu hơn, nó là làm rõ được mục đích muốn hướng tới cho doanh nghiệp, trong đó nó phục vụ như một sự khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh. Vì thế, hãy ngẫm kỹ xem mục đích thực sự khi bạn tạo ra một chiến lược là gì?
>>>Xem thêm: Những cuốn sách chuyển đổi số nên đọc
Hoạch định chiến lược đảm bảo tính nhất quán
Nắm giữ chiếc chìa khoá để tạo nên được thương hiệu gây ấn tượng mạnh mẽ, chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng chính là tính nhất quán của thương hiệu. Chính vì thế, việc hoạch định cần đảm bảo tính nhất quán trên mọi mặt từ truyền thông, mạng xã hội cho đến các chiến lược sản phẩm,…
Hoạch định chiến lược đảm bảo tính linh hoạt
Không thể chắc chắn các dữ liệu về khảo sát thị trường còn có thể sử dụng trong thời gian bao lâu bởi nơi đây luôn luôn vận động, thay đổi.
Cũng chính vì thế mà chiến lược vạch ra cần có được tính linh hoạt. Một phần là để bạn sáng tạo với các chiến dịch của mình, chuẩn bị các phương án dự phòng cũng như giải pháp để đối mặt với những sự thay đổi đó.
>>>Xem thêm: Chiến lược 4P trong marketing và hướng dẫn thực tế năm 2022
Chiến lược đem đến cảm xúc cao
Để tên tuổi của một thương hiệu in sâu vào trong tiềm thức của từng đối tượng khách hàng thì quan trọng nhất nằm ở việc nghiên cứu người dùng và “tấn công” vào cảm xúc của họ. Trong một thế giới mà người tiêu dùng làm trung tâm, bạn hãy tạo nên cho họ những cảm giác “thân thuộc” nhất để sản phẩm, dịch vụ của bạn đạt được mức độ thân thiết nhất định.
>>>Xem thêm: Dịch vụ Tư vấn Triển khai phần mềm ERP
Nhận diện, đánh giá đối thủ cạnh tranh
Để có chiến lược mang hiệu quả tốt nhất, hãy xem các đối thủ cạnh tranh như một thách thức để bạn cải tiến, phát triển thêm hướng đi cho riêng mình và tạo thêm những giá trị lớn hơn trong thương hiệu tổng thể của doanh nghiệp.
Có phải bạn và họ đang cùng kinh doanh một lĩnh vực, cùng chen chân vào các phân đoạn thị trường đúng không? Chính vì thế, quan sát những gì họ làm và xem những chiến lược là gì để khẳng định được nét riêng cho mình.
>>>Xem thêm: Khái niệm, chức năng của quản trị doanh nghiệp
Lời kết
Trên đây Johnson’s Blog đã chia sẻ bài viết về chiến lược là gì. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin mới nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: + 84.225.730.9838
- Website: https://johnsonvu.com