Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động với quy mô rộng hơn, số lượng nhân viên cũng đông hơn. Chính vì thế, họ cần có một chính sách về lương cụ thể để dễ dàng quản lý cũng như trả công cho nhân viên của mình. Mỗi công ty sẽ quy định cấu trúc lương riêng, song, hầu hết đều dựa vào ba loại cơ cấu chung. Trong bài viết này, cùng Johnson’s Blog tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!
Thế nào được gọi là cấu trúc lương?
Cấu trúc tiền lương là tập hợp các quy định của một công ty hay thành viên lãnh đạo với mục đích xác định mức lương mà một nhân viên sẽ được trả. Cấu trúc tiềnlương dựa trên các yếu tố như thời gian làm việc tại công ty, cấp bậc của nhân viên, thành tích đạt được, yêu cầu độ khó về công việc,…
Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng còn áp dụng cấu trúc tiền lương bao gồm các bậc lương. Điều này để nhân viên nắm bắt được mức lương mà họ có thể được nhận khi ứng cử vào vị trí này. Nó bao gồm mức lương tối thiểu là số tiền ít nhất mà một người nào đó đảm nhận vị trí này có thể nhận và mức lương tối đa là số tiền lớn nhất mà người đó có thể mong đợi có được.
Các loại cấu trúc tiền lương phổ biến hiện nay
Tùy vào từng doanh nghiệp mà quy định về cơ cấu lương sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định sử dụng cơ cấu tiền lương nào thì bạn cần lưu tâm kỹ các loại cấu trúc phổ biến, quy mô doanh nghiệp, vị trí đặt trụ sở công ty,… Bởi lẽ, mỗi loại cơ cấu lương lại được áp dụng trong điều kiện khác nhau.
Cấu trúc dựa trên thị trường
Cấu trúc theo thị trường là loại cơ cấu phổ biến nhất, được áp dụng rộng rãi. Cấu trúc này liên quan đến việc người quản lý trả lương cho nhân viên dựa theo mức mà các công ty khác trong cùng lĩnh vực trả cho người làm của họ.
Để có được mức lương chính xác, điều cần làm trước tiên là nghiên cứu thị trường chung để nắm bắt được mức lương trung bình cho vị trí đó.
Môt ví dụ về cơ cấu lương dựa trên thị trường như sau:
- Bậc 1: Trả từ 5 triệu đến 7 triệu
- Bậc 2: Trả từ 8 triệu đến 10 triệu
- Bậc 3: Trả từ 11 triệu đến 13 triệu
Ưu điểm của loại cấu trúc này là người nhân viên sẽ cảm thấy mức lương họ nhận được hoàn toàn tương đương với mức mặt bằng trung trong lĩnh vực họ đảm nhiệm. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể giữ chân được những người có kinh nghiệm và tuyển dụng nhân viên mới có tài năng, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
>>>Xem thêm: Nhân viên tư vấn triển khai ERP là ai?
Cấu trúc truyền thống
Cấu trúc tiền lương truyền thống được hiểu là người quản lý sử dụng nhiều bậc lương để nhân viên có thể đầu tư công sức làm việc tối đa thay vì đạt mức lương quá nhanh. Tuy nhiên, sử dụng cấu trúc này rất dễ gặp phải trường hợp nhân viên tìm kiếm cơ hội ở nơi khác hay hoạt động kém hiệu quả hơn.
Nếu bạn sử dụng cấu trúc tiền lương này, hãy xác định rõ mỗi mức sẽ được trả bao nhiêu, tối thiểu và tối đa như thế nào. Tiếp đến, hãy lập ra những tiêu chí mà một nhân viên cần đạt được để xác nhận tăng lương.
Một ví dụ cho cấu trúc tiền lương truyền thống cho một công việc tại tổ chức:
- Bậc 1: Trả từ 8 triệu đến 10 triệu
- Bậc 2: Trả từ 11 triệu đến 12 triệu
- Bậc 3: Trả từ 13 triệu đến 14 triệu
- Bậc 4: Trả từ 15 triệu đến 16 triệu
- Bậc 5: Trả từ 17 triệu đến 18 triệu
- Bậc 6: Trả từ 19 triệu đến 20 triệu
Xem thêm: Những công việc của Trưởng phòng Nhân sự trong tổ chức
Cấu trúc kiểu “khoảng cách rộng”
Cấu trúc kiểu này ít được sử dụng nhất, song, không phải vì chúng quá bất lợi mà vẫn có những mặt hữu ích.
Loại cấu trúc này có điểm tương đồng với cấu trúc truyền thống ở điểm người nhân viên phải cố gắng để nâng bậc, từ đó số tiền lương họ nhận được sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ thay vì chia làm nhiều bậc nhỏ thì họ sẽ gộp lại thành các khoản rộng hơn. Nghĩa là cấu trúc này sẽ bao gồm ít mức lương hơn và mỗi mức sẽ có giới hạn rộng hơn.
Ví dụ về cấu trúc kiểu “khoảng cách rộng” như sau:
- Bậc 1: Trả từ 5 triệu đến 10 triệu
- Bậc 2: Trả từ 10 triệu đến 14 triệu
- Bậc 3: Trả từ 14 triệu đến 20 triệu
Ưu điểm của cấu trúc này là các tiêu chí được xây dựng tập trung nhiều vào sự phát triển nghề nghiệp lâu dài hơn là sự thăng tiến. Doanh nghiệp sử dụng cấu trúc tiền lương này khó có cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhân viên của họ sẽ được nâng cao kỹ năng và đảm nhận nhiều trọng trách hơn. Đồng thời, số tiền mà họ nhận được sẽ tăng lên thường xuyên ngay cả khi họ không được thăng chức.
>>>Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp mà bạn cần biết
Lời kết
Qua bài viết trên, Johnson’s Blog hy vọng bạn nắm được phần nào về cơ cấu tiền lương. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về bất cứ vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: + 84.225.730.9838
- Website: https://johnsonvu.com