cách quản lý dây chuyền sản xuất

Quản lý sản xuất là gì? Cách quản lý dây chuyền sản xuất 

Rate this post

Ngày nay, cách quản lý dây chuyền sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các đơn vị sản xuất. Chúng có thể hỗ trợ thúc đẩy năng suất, tăng doanh thu,… Vậy quản lý sản xuất là gì? chúng có ý nghĩa và cách thức quản lý như thế nào là hiệu quả? Cùng Johnson’s Blog khám phá ngay qua bài viết sau nhé! 

Quản lý sản xuất (QLSX) là gì?
Quản lý sản xuất (QLSX) là gì?

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất (Production Management) là quá trình tham gia trực tiếp vào quá trình thiết lập kế hoạch, giám sát khu vực nhà mày nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa đều đáp ứng các yếu tố như chất lượng – chi phí – tiến độ của mỗi doanh nghiệp. 

Không những thế, hoạt động này cũng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu được các nguồn lực có sẵn trong khu vực nhà máy, phân xưởng,… như hàng tồn kho, thiết bị, nhân lực,… cũng như những vấn đề liên quan đến chất lượng quy trình sản xuất nhằm đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra một cách trơn tru, đạt hiệu quả cao. 

Từ đó các nhà quản trị nắm vai trò quan trọng tổ chức, điều phối và giám sát tất cả những hoạt động đang diễn ra trong nhà máy sản xuất. Điều này còn tùy thuộc vào từng hoạt động quản lý sản xuất của từng doanh nghiệp mà các thông số của nhà máy, phân xưởng sẽ được cung cấp nhanh hay châm đều phụ thuộc vào thời gian thực hoặc theo từng giai đoạn. 

>>>Xem thêm: Top các công cụ quản lý sản xuất hiệu quả hiện nay

Ý nghĩa của quản lý sản xuất

Hiện nay, cách thức quản lý dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong từng doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn, cụ thể như: 

Ý nghĩa của quản lý sản xuất
Ý nghĩa của quản lý sản xuất
  • Cách quản lý sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lực bằng cách sản xuất các hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. 
  • Cách quản lý dây chuyền sản xuất sẽ giúp gia tăng sự uy tín doanh nghiệp nhờ vào quá trình đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm khi nhận được. 
  • Quy trình quản lý dây chuyền sản xuất hiện quả sẽ đảm bảo nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu hóa, ít lãng phí và tạo ra những sản phẩm tốt hơn. 
  • Việc quản lý dây chuyền sản xuất hiệu quả cũng giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Như vậy, hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng ngày được cải thiện. 

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về khóa học kỹ năng quản lý sản xuất

Cách thức quản lý dây chuyền sản xuất 

Đối với một doanh nghiệp khi sử hữu cách thức quản lý dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp sẽ đảm bảo được các bước dưới đây. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Bước 1: Xác định nhu cầu sản xuất 

Nhu cầu sản xuất cần được xác định từ kế hoạch của bộ phận sản xuất đưa ra dựa theo từng tuần/tháng/quý/năm hoặc theo kế hoạch kinh doanh của công ty, đơn hàng mà khách hàng đặt. Đối với những đơn hàng mà khách đặt, mặt hàng có khả năng thay đổi thường xuyên dựa trên nhu cầu sử dụng nên không lập kế hoạch sản xuất trước được. 

>>>Xem thêm: Vì sao nên học quản lý sản xuất?

Bước 2: Lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất

Để có thể thiết lập kế hoạch sản xuất chi tiết và hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm được những thông tin như dự báo tiêu thụ hàng hóa từ bộ phận bán hàng (FC); đơn đặt hàng (PO); lịch giao hàng cũng như xác định số lượng hàng tồn kho và nguồn lực tại nhà máy để lên kế hoạch sản xuất. 

>>Xem thêm: Top 5 download phần mềm quản lý sản xuất

Bước 3: Lên lịch sản xuất chi tiết

Các nhà quản lý dây chuyền sản xuất cần vạch ra bản kế hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất sản phẩm, hàng hóa trên các dây chuyền. 

Bước 4: Phát hành Lệnh sản xuất

Ở bước này, yêu cầu sản xuất sẽ được phân bổ theo từng công đoạn/ tổ/ dây chuyển để tiến hành sản xuất. Phân công theo máy, cá, ngày nào mới thực hiện lệnh sản xuất 

Bước 5: Thống kê, hoàn thành và đóng lệnh sản xuất

Tại giai đoạn này, nhà quản lý sản xuất cần phải có số liệu thống kế chi tiết gồm những nội dung sau: 

  • Số lượng sản phẩm, phế liệu, nguyên vật liệu đã được sử dụng
  • Nhập lại lượng nguyên liệu thừa 
  • Hoàn thành và tiến thành thống báo đóng lệnh sản xuất

Sau mỗi lệnh sản xuất hoàn thành, người quản lý cần phải tổng kết, kiểm tra và đóng để xác nhận đã hoàn tất. 

>>>Xem thêm: Khóa học quản lý sản xuất và những điều bạn cần biết!

Phần mềm quản lý dây chuyền sản xuất Viindoo

Phần mềm quản lý dây chuyền sản xuất Viindoo
Phần mềm quản lý dây chuyền sản xuất Viindoo

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp quy mô nhỏ hay lớn đều ứng dụng các phần mềm thông minh và hiện đại nhằm hỗ trợ trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Phần mềm triển khai quản lý sản xuất ERP Viindoo hỗ trợ doanh nghiệp hợp nhất và tích hợp các nghiệp vụ nhằm vận hành, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp một cách trơn tru hơn. 

Không những thế, phần mềm quản lý sản xuất ERP còn được xem là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp định hướng rõ ràng, tiết kiệm thời gian nghiên cứu,… Khi sử dụng phần mềm quản lý dây chuyền sản xuất tại đơn vị, bạn sẽ có một đội ngũ chuyên gia quản trị đồng hành trên con đường chuyển đổi số, hạn chế những rủi ro và đưa doanh nghiệp từng bước tăng trưởng so với các đối thủ. Bạn có thể liên hệ qua thông tin sau để được tư vấn chi tiết hơn.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về quản lý sản xuất cũng như cách quản lý dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp mà bạn nên quan tâm. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ ngay với Johnson’s Blog để được hỗ trợ nhé! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo

  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: + 84.225.730.9838
  • Website: https://johnsonvu.com

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt