bài tập kế toán quản trị có lời giải

Mẫu bài tập kế toán quản trị có lời giải

5/5 - (3 bình chọn)

Kế toán quản trị là một bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là công việc quản lý, phát triển doanh nghiệp, với vai trò chính là giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn và xây dựng đúng hướng đi trong tương lai. Chính vì thế đây cũng là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, kế toán viên hay sinh viên quan tâm. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến lĩnh vực này thì hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu bài tập kế toán quản trị có lời giải thông qua bài viết dưới đây.

Dữ liệu đề bài
Dữ liệu đề bài

Một số công thức kế toán quản trị thường dùng

Như đã nói, thông tin mà kế toán quản trị cung cấp được thể hiện dưới dạng số. Sau khi nhận được bộ số liệu sơ bộ, nhà quản trị cần xử lý chúng để cho ra kết quả ước tính cuối cùng. Để làm được điều này, chúng ta không thể thiếu những công thức và mỗi hạng mục sẽ lại có những công thức khác nhau. Dưới đây là một vài cách tính số liệu kế toán quản trị phổ biến.

Số dư đảm phí

Số dư đảm phí là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến được tính theo 2 cách:

  • Số dư đảm phí toàn bộ sản phẩm = Doanh thu – Biến phí toàn bộ sản phẩm
  • Số dư đảm phí 1 sản phẩm = Giá bán 1 sản phẩm – Biến phí 1 sản phẩm

Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí và tỷ lệ giữa số dư nêu trên khi so với doanh thu một công cụ khác.

  • Tỷ lệ số dư đảm phí = (Tổng số dư đảm phí / Tổng doanh thu) x 100%

Trong trường hợp tính riêng từng loại sản phẩm, bạn có thể dùng công thức:

  • Tỷ lệ số dư đảm phí = [(Giá bán – Biến phí) / Giá bán] x 100%
Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí

Đòn bẩy kinh tế

Đòn bẩy kinh tế là số liệu được dùng nhằm phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh đến lợi nhuận trước thuế. 

  • Đòn bẩy kinh doanh = (Tốc độ tăng lợi nhuận / Tốc độ tăng doanh thu) > 1
  • Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Số dư đảm phí / Lợi nhuận (trước thuế)

Điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là thời điểm hồi lại chi phí cố định:

  • Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = Định phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm
  • Doanh thu hòa vốn = Định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí

Sản lượng và doanh thu cần bán

  • Sản lượng cần bán = (Định phí + Lợi nhuận mong muốn) / Số dư đảm phí 1 sản phẩm
  • Doanh thu cần bán = (Định phí + Lợi nhuận mong muốn) / Tỷ lệ số dư đảm phí

Số dư an toàn

Số dư an toàn có nhiệm vụ biểu thị mức độ chênh lệch giữa doanh thu và hòa vốn:

  • Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện (doanh thu dự kiến) – Doanh thu hòa vốn
  • Tỷ lệ số dư an toàn = (Số dư an toàn / Doanh thu thực hiện) x 100%

Sản lượng tiêu thụ

  • Sản lượng tiêu thụ = (Tổng số dư đảm phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm) x 100%
Vai trò của nhân viên kế toán quản trị
Sản lượng tiêu thụ

Đây mới chỉ là những công thức kế toán quản trị cơ bản nhất nhằm thể hiện mối quan hệ giữa 3 hạng mục chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Ngoài ra còn rất nhiều công thức phức tạp hơn thể hiện biến động chi phí sản xuất hay quyết định giá bán sản phẩm. Ngày nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế số, có rất nhiều công cụ, ứng dụng kế toán ra đời giúp cho giảm bớt gánh nặng xử lý cho những nhà kế toán, đồng thời đảm bảo tính chính xác cao hơn cho số liệu.

>>>Xem thêm: Những đầu sách kế toán quản trị bằng tiếng Anh không nên bỏ qua

Dữ liệu bài tập kế toán quản trị có lời giải

Bài tập kế toán quản trị được trình bày như sau: Doanh nghiệp K hiện đang có một số số liệu sau đây (đvt: 1.000đ, áp dụng toàn bài):

  • Sản lượng tiêu thụ hàng tháng: 1.000 sản phẩm
  • Giá bán đơn vị: 500
  • Biến phí đơn vị: 300
  • Định phí hằng tháng: 100.000

Yêu cầu

Câu 1: Lập BCKQKD (Báo cáo kết quả kinh doanh)

Câu 2: Ý nghĩa của hệ số đòn bẩy kinh doanh

Câu 3: Tính tỷ lệ số dư an toàn

Câu 4: Nếu người quản lý dự định tăng chi phí quảng cáo thêm 12.000/tháng thì có thể khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm 10%. Có nên thực hiện không?

Câu 5: Nhà quản lý dự tính sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn thì sản lượng tiêu thụ tăng thêm 20%. Nguyên vật liệu tốt hơn có giá cao hơn làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 20/sp. Nên thực hiện không?

Yêu cầu đè bài kế toán quản trị
Yêu cầu

Câu 6: Nhà quản lý dự tính giảm giá bán 30/ sản phẩm, tăng chi phí quảng cáo thêm 10.000/tháng, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 30%. Có nên thực hiện không?

Câu 7: Nhà quản lý dự tính thay đổi cách trả tiền lương nhân viên bán hàng cố định 15.000/tháng sang cách trả 5.000/tháng và 10/sp bán được, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 5%/tháng. Nên thực hiện cách này không?

Câu 8: Giả sử trong tháng đã bán được một sản lượng sản phẩm và bị lỗ 20.000. Có một khách hàng muốn mua 200sp, nhà quản lý muốn sau khi bán ra 200 sp trên thì có lợi nhuận tổng cộng là 10.000. Vậy 200sp đó phải bán với giá bao nhiêu?

>>>Xem thêm: Tập huấn chuyển giao Công nghệ Viindoo

Hướng dẫn giải bài tập kế toán quản trị

Với dữ liệu liệu đã cho, tiến hành giải đáp các câu hỏi như sau:

Câu 1: Lập BCKQKD

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh – mẫu bài tập kế toán quản trị

Ở cột “Tổng số”:

  • Tổng doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * Giá bán đơn vị = 1.000 * 500 = 500.000
  • Tổng biến phí = Sản lượng tiêu thụ * Biến phí đơn vị = 1.000 * 300 = 300.000
  • Tổng số dư đảm phí = Tổng doanh thu – Tổng biến phí = 500.000 – 300.000 = 200.000
Bài tập kế toán quản trị có lời giải
Hướng dẫn giải
  • Tổng định phí = 100.000
  • Lợi nhuận = Tổng số dư đảm phí – Tổng định phí = 200.000 – 100.000 = 100.000

Ở cột “Tính cho 1 sp”

  • Giá bán đơn vị = 500
  • Biến phí đơn vị = 300
  • Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị = 500 – 300 = 200

Ở cột “Tỷ lệ”

  • Tỷ lệ doanh thu/doanh thu = 100%
  • Tỷ lệ biến phí/doanh thu = 300.000/500.000 = 60%
  • Tỷ lệ số dư đảm phí = 100% – 60% = 40%

>>>Xem thêm: Kế toán quản trị là gì? Mục tiêu của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Câu 2: Ý nghĩa của hệ số đòn bẩy kinh doanh

  • Đòn bẩy kinh doanh = (Tổng số dư đảm phí)/(Lợi nhuận ) = 200.000/(100.000) = 2

Vì vậy, nếu doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng.

Câu 3: Tính tỷ lệ số dư an toàn

  • Sản lượng hòa vốn = (Định phí)/(Số dư đảm phí đơn vị) = 100.000/(200) = 500
  • Doanh thu hòa vốn = (Định phí)/(Tỷ lệ số dư đảm phí) = 100.000/(40%) = 250.000
  • Chỉ tiêu số dư an toàn:
  • Số dư an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hòa vốn = 500.000 – 250.000 = 250.000
  • Tỷ lệ số dư an toàn = (Số dư an toàn)/(Doanh thu thực hiện) *100% = (250.000)/(500.000) *100% = 50%
sách kế toán quản trị - bài tập kế toán quản trị có lời giải
mẫu bài tập kế toán quản trị

Câu 4: Nếu người quản lý dự định tăng chi phí quảng cáo thêm 12.000/tháng thì có thể khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm 10%. Có nên thực hiện không?

(Định phí và khối lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm thay đổi)

Ta có:

Số dư đảm phí đơn vị = 200

Sản lượng tăng thêm 10% = 1.000 * 10% = 100 (sp)

Vậy: Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 200 * 100 = 20.000

Định phí tăng thêm 12.000

↪ Lợi nhuận tăng thêm = Tổng số dư đảm phí tăng thêm – Định phí tăng thêm

= 20.000 – 12.000 =8.000

Như vậy, phương án trên làm lợi nhuận tăng lên, nên thực hiện.

>>>Xem thêm: So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị 

Câu 5: Nhà quản lý dự tính sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn thì sản lượng tiêu thụ tăng thêm 20%. Nguyên vật liệu tốt hơn có giá cao hơn làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 20/sp. Nên thực hiện không?

(Biến phí và sản lượng thay đổi)

Ta có:

Biến phí đơn vị tăng 20 → Số dư đảm phí đơn vị giảm 20

↪ Số dư đảm phí đơn vị ước tính = 200 – 20 = 180

(Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị)

Sản lượng tiêu thụ theo dự tính = 100% + 20% = 120%

Như vậy:

Tổng số dư đảm phí ước tính=Sản lượng ước tính*Số dư đảm phí đơn vị ước tính 

= 1.000 * 120% * 180 = 216.000

Tổng số dư đảm phí hiện tại = 200.000

↪ Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 216.000 – 200.000 = 16.000

Kết hợp với định phí không thay đổi.

Kết luận, lợi nhuận tăng thêm 16.000, nên thực hiện phương án trên.

Câu 6: Nhà quản lý dự tính giảm giá bán 30/ sản phẩm, tăng chi phí quảng cáo thêm 10.000/tháng, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 30%. Có nên thực hiện không?

(Giảm giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ)

Ta có:

Giá bán đơn vị giảm 30 → Số dư đảm phí đơn vị giảm 30

↪ Số dư đảm phí đơn vị ước tính = 200 – 30 = 170

( Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị )

Sản lượng tiêu thụ theo dự tính = 100% + 30% = 130%

Như vậy:

Tổng số dư đảm phí ước tính=Sản lượng ước tính*Số dư đảm phí đơn vị ước tính

= 1.000 * 130% * 170 = 221.000

Tổng số dư đảm phí hiện tại = 200.000

↪ Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 221.000 – 200.000 = 21.000

Kết hợp với định phí tăng 10.000

Kết luận, lợi nhuận tăng thêm 21.000 – 10.000 = 11.000, nên thực hiện phương án trên.

>>>Xem thêm: Kế toán quản trị chi phí là gì? Mục tiêu và phương pháp của kế toán quản trị chi phí

Câu 7: Nhà quản lý dự tính thay đổi cách trả tiền lương nhân viên bán hàng cố định 15.000/tháng sang cách trả 5.000/tháng và 10/sp bán được, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 5%/tháng. Nên thực hiện cách này không?

Ta có:

Biến phí đơn vị tăng 10 → Số dư đảm phí đơn vị giảm 10

↪ Số dư đảm phí đơn vị ước tính = 200 – 20 = 190

( Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị )

Sản lượng tiêu thụ theo dự tính = 100% + 5% = 105%

Như vậy:

Tổng số dư đảm phí ước tính=Sản lượng ước tính*Số dư đảm phí đơn vị ước tính

= 1.000 * 105% * 190 = 199.500

Tổng số dư đảm phí hiện tại = 200.000

↪ Tổng số dư đảm phí giảm = 200.000 – 199.500 = 500

Kết hợp với định phí giảm 10.000

Kết luận, lợi nhuận tăng thêm 9.500 , nên thực hiện phương án trên.

>>>Xem thêm: Quản trị tài chính kế toán là gì? Áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào?

Câu 8: Giả sử trong tháng đã bán được một sản lượng sản phẩm và bị lỗ 20.000. Có một khách hàng muốn mua 200sp, nhà quản lý muốn sau khi bán ra 200 sp trên thì có lợi nhuận tổng cộng là 10.000. Vậy 200sp đó phải bán với giá bao nhiêu?

Hiện tại, người bán đã bán được một số sản phẩm và đang lỗ 20.000. Vậy mong muốn lợi nhuận tổng cộng sau khi bán tiếp 200sp sau là 10.000 thì 200sp bán ra cần có mức lợi nhuận là 30.000 cho 200sp.

↪ Lợi nhuận cần đạt trên 1 sp = 30.000/200 = 150

Biến phí đơn vị là 300.

Định phí đã tính hết vào những sản phẩm đã bán trước nên không cần bù thêm ở 200sp sau này.

Như vậy, giá bán ra của 1 sản phẩm phải là: 300 + 150 = 450

Lời kết

Trên đây là một mẫu bài tập kế toán quản trị mà các bạn có thể tham khảo từ Johnson’s Blog. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho các bạn, đặc biệt là những bạn sinh viên đang quan tâm đến lĩnh vực này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo

  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: + 84.225.730.9838
  • Website: https://johnsonvu.com

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viTiếng Việt