Doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển ổn định phải có một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Quản trị phải thường xuyên và liên tục. Vậy hoạt động quản trị doanh nghiệp là gì và 4 chức năng quản trị doanh nghiệp mà bạn nên biết là gì? Hãy cùng Johnson’s Blog tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Quản trị doanh nghiệp được hiểu là gì?
Thứ nhất, quản trị doanh nghiệp được coi là hệ thống tất cả những chính sách, điều lệ giúp điều hành và quản lý doanh nghiệp. Từ đó hướng đến sự cân đối về lợi ích của các bên liên quan. Đó bao gồm cổ đông, cơ quan nhà nước, đối tác, khách hàng, môi trường, cộng đồng và toàn xã hội,…
Thứ hai, đây được xem như quá trình tác động liên tục và mang tính chất tổ chức có mục đích từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp. Quá trình này sẽ sử dụng một cách có hiệu quả, tạo ra cơ hội để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh để đạt được theo đúng mục tiêu đã đề ra.
>>>Xem thêm: Ngành Quản trị Doanh nghiệp ra làm gì?
4 chức năng của quản trị
Sau khi hiểu rõ được cơ bản về quản trị doanh nghiệp, ta cần tìm hiểu thêm về 4 chức năng của quản trị mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm vững.
Chức năng hoạch định doanh nghiệp
Chức năng này giúp các nhà lãnh đạo xác định được mục tiêu và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp. Chính chức năng hoạch định kế hoạch này đã giúp cho mỗi người trong tổ chức biết rõ được đích đến, phân bổ nhân lực, vật lực hiệu quả. Chức năng này sẽ có những vai trò như:
- Đánh giá được thực trạng của tổ chức cũng như các nguồn lực như nhân lực, vật lực và ngân sách.
- Xác định mục tiêu lâu dài như mức tăng lợi nhuận, doanh thu, tăng lượng nhân viên.
- Xây dựng hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu trong từng khoảng thời gian.
>>>Xem thêm: Ngành quản trị doanh nghiệp Marketing Sale là gì?
Chức năng tổ chức doanh nghiệp
Chức năng này được những người cấp quản lý đảm nhiệm. Nó yêu cầu xác định việc phải làm, những người phụ trách và trách nhiệm của những bộ phận và ai là người chịu trách nhiệm cho từng phần công việc.
Tất nhiên, chức này có những vai trò chính sau:
- Tạo dựng môi trường nội bộ để hoàn thành mục tiêu.
- Xây dựng cơ cấu tổ chức và trao quyền cho từng bộ phận, cá nhân.
- Truyền đạt thông tin, mệnh lệnh,… để thực hiện công việc cũng như nhận thông tin phản hồi.
Như thế, chức năng này được coi là quan trọng nhất, đảm bảo sự tồn tại cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Chức năng điều khiển của quản trị
Chức năng này có vai trò kích thích, động viên, chỉ huy cũng như phối hợp nhân sự để thực hiện mục tiêu đã định và giải quyết mâu thuẫn phát sinh. Chức năng này sẽ bao gồm hướng dẫn, lãnh đạo nhân viên hoạt động một cách có hiệu quả và nhanh chóng nhất, hạn chế tình trạng chậm trễ, tồn đọng công việc,…
Ngoài ra, nó còn giúp công việc được trơn tru giữa các bộ phận để cùng nhau hướng tới mục tiêu chung. Và khi chức năng quản trị này đạt hiệu quả thì các chức năng khác mới có ý nghĩa.
>>>Xem thêm: Khóa học quản trị doanh nghiệp
Chức năng kiểm soát của quản trị
Kiểm soát giúp công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng công việc, thu thập kết quả thực hiện thực tế so với mục tiêu đã đặt ra và có những điều chỉnh nếu có sai lệch.
Chức năng này không chỉ xảy ra ở những quản lý cấp cao mà ngay cả các quản lý bộ phận, nhân viên cấp dưới cũng cần tự bản thân kiểm tra, đánh giá lại công việc, hạn chế sai sót,…Chức năng này có một số hình thức sau:
- Kiểm soát lường trước: Việc này được thực hiện trước khi hoạt động được phát sinh. Nó giúp tiên liệu sai sót hoặc tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc
- Kiểm soát đồng thời: Quá trình này thực hiện trong quá trình làm việc, kiểm soát cũng như nắm bắt khó khăn trong quá trình làm việc. Từ đó có được điều chỉnh kịp thời
- Kiểm soát phản hồi: Quá trình này được thực hiện khi công việc được hoàn thành, giúp nhìn nhận, đánh giá lại kế hoạch đã đạt được so với mục tiêu đề ra trước đó. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo
>>>Xem thêm: Top 05 sách quản trị doanh nghiệp hay nhất
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến quản trị và 4 chức năng của quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, việc quản trị doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn khi phần lớn doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp.
Johnson’s Blog chúng tôi là đơn vị tư vấn giải pháp phù hợp nhất, không chi phí đầu tư mua công nghệ, không cần xây dựng đội ngũ kỹ thuật nội bộ, không chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ,… dùng đến đâu trả tiền đến đó.
Vì thế nếu cần tư vấn áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp, hãy liên hệ trực tiếp với Johnson’s Blog chúng tôi. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên ngành sẽ hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Johnson Vu – Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà CIC, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: + 84.225.730.9838
- Website: https://johnsonvu.com